Sản xuất công nghiệp: Chỉ gia công làm sao thành “nghiệp”!

Sản xuất công nghiệp: Chỉ gia công làm sao thành “nghiệp”!

Sản xuất công nghiệp: Chỉ gia công làm sao thành “nghiệp”!

Sản xuất công nghiệp: Chỉ gia công làm sao thành “nghiệp”!

Sản xuất công nghiệp: Chỉ gia công làm sao thành “nghiệp”!
Sản xuất công nghiệp: Chỉ gia công làm sao thành “nghiệp”!
Sản xuất công nghiệp: Chỉ gia công làm sao thành “nghiệp”!

Sản xuất công nghiệp: Chỉ gia công làm sao thành “nghiệp”!

 

Trong dự thảo về kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp giai đoạn năm 2016 – 2020, Bộ Công Thương đánh giá, nhập siêu kéo dài trong ngành công nghiệp cho thấy năng lực nội tại còn yếu. Sự phát triển mất cân đối về chuỗi giá trị khi không có khả năng tự cung ứng đầu vào và máy móc, thiết bị cho sản xuất công nghiệp đã khiến công nghiệp trong nhiều năm vẫn chỉ là ngành phát triển về gia công.

 

Kết quả hình ảnh cho Sản xuất công nghiệp: Chỉ gia công làm sao thành “nghiệp”!

 

Quy mô nhập khẩu tăng gần ba lần trong mười năm qua, từ 57,5 tỷ USD năm 2007 lên 156,4 tỷ USD năm 2015. Tỷ trọng nhập khẩu của ngành công nghiệp trong tổng kim ngạch nhập k hẩu Việt Nam luôn ở mức rất cao và liên tục tăng, từ 91,4% năm 2007 lên 94,1% vào năm 2015.

 

Quy mô nhập siêu tuy giảm dần xuống khoảng ba lần trong giai đoạn năm 2011 – 2015 nhưng vẫn ở mức cao (trung bình khoảng 5 tỷ USD/năm) so với giai đoạn năm 2006 – 2010 (xấp xỉ 15 tỷ USD/năm).

 

Nhập siêu đeo đuổi

 

Nhập khẩu hàng hóa công nghiệp của Việt Nam tập trung chủ yếu vào phục vụ các ngành công nghiệp xuất khẩu. Máy móc, thiết bị, phụ tùng và nguyên – phụ liệu cho sản xuất các ngành công nghiệp trong nước là hai nhóm ngành nhập khẩu lớn nhất, luôn chiếm tỷ trọng 40 – 50% trong tổng kim ngạch nhập khẩu qua các thời kỳ.

 

Điển hình như ngành nhựa, hiện nay mới chỉ – 25% nguyên liệu cũng như hóa chất phụ gia đầu vào, còn lại phải nhập khẩu hoàn toàn, khiến cho hoạt động sản xuất của ngành bị phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu và giá bán sản phẩm từ nước ngoài.

 

Hay ngành thép nội địa của Việt Nam, cung không đáp ứng đủ cầu và dẫn đến nhập siêu ngành thép lên đến 6 – 7 tỷ USD/năm. Năm 2016, tiêu thụ các chủng loại thép thành phẩm khoảng 22,5 triệu tấn; về thép xây dựng, ngành thép Việt Nam mới chỉ sản xuất được phôi thép xây dựng với công suất khoảng 8,5 triệu tấn là nguyên liệu đầu vào cho ngành cán thép xây dựng, thiếu hụt khoảng 18,5 triệu tấn thép thô…

 

Việc quản lý nhập khẩu và hạn chế nhập siêu thông qua hàng rào kỹ thuật diễn ra chậm trong khi Việt Nam vẫn tiếp tục phụ thuộc vào một số thị trường lớn về nguyên liệu và công nghệ như Trung Quốc, Đài Loan… Nhập khẩu từ khu vực thị trường châu Á luôn chiếm tỷ trọng cao, xấp xỉ 80% qua các thời kỳ.

 

Bộ Công Thương thừa nhận nhập siêu kéo dài trong khu vực công nghiệp phản ánh bức tranh về phát triển công nghiệp chưa bền vững của Việt Nam. Ngành công nghiệp Việt Nam quá bị phụ thuộc vào nhập khẩu nên dẫn đến sự thiếu chủ động và dễ tổn thương trước các biến động của thị trường thế giới, nhất là phải nhập khẩu máy móc, thiết bị sản xuất, nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất.

 

Hình ảnh có liên quan

 

Cùng với đó, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các ngành công nghiệp trong nước, dẫn tới tỷ lệ nội địa hóa trong các ngành công nghiệp đạt thấp.

 

Đến nay, các doanh nghiệp (DN) nội địa chỉ mới cung ứng được khoảng 10% nhu cầu trong nước về sản phẩm CNHT, chủ yếu là linh kiện và chi tiết đơn giản, có giá trị thấp trong cơ cấu giá trị sản phẩm.

 

Năm 2015, tỷ lệ nội địa hóa của ngành điện tử gia dụng là 30 – 35%; điện tử tin học, viễn thông: 15%; điện tử chuyên dụng: 5%; ô tô – xe máy: 40%; công nghiệp công nghệ cao: 5%; dệt may: 40%; da giày: 40 – 45%…

 

Theo ông Dương Duy Hưng – Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Công Thương, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp đang có dấu hiệu chững lại trong những năm gần đây.

 

Hầu hết ngành công nghiệp vẫn tiếp tục có mức tăng trưởng dương, nhưng tốc độ tăng trưởng đang giảm trong những năm gần đây, từ 14,3%/năm giai đoạn năm 2006 – 2010 xuống 10%/năm giai đoạn năm 2011 – 2015 và giảm hầu hết trong các nhóm ngành công nghiệp.

 

Một số ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng giảm mạnh là: ngành thép với sản xuất kim loại, giảm từ 18,5%/năm giai đoạn năm 2006 – 2010 xuống còn 2,7%/năm giai đoạn năm 2011 – 2015; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn giảm từ 21% xuống 10,4%; ngành may mặc giảm từ 17,4% xuống 8,2%…

 

Thách thức công nghiệp hóa

 

Theo ông Hưng, kinh nghiệm của một số quốc gia công nghiệp hóa thành công như Nhật Bản và Hàn Quốc cho thấy, ở giai đoạn đầu, phát triển công nghiệp có đặc trưng tốc độ tăng trưởng rất cao, cả hai quốc gia này đều có tốc độ tăng trưởng hơn 30%/năm.

 

Trong khi đó, Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, nhưng độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp đang giảm dần. Nếu không có những đột phá để có thể thúc đẩy sự tăng trưởng trở lại của công nghiệp, Việt Nam sẽ rất khó có thể thực hiện được mục tiêu công nghiệp hóa.

 

Ông Hưng nhận định: “Nếu Việt Nam không cải tiến công nghệ và dịch chuyển nhanh sang các ngành công nghiệp công nghệ cao hơn, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, sẽ khó có cơ hội để cải thiện tốc độ tăng trưởng. Mặt khác, cần tiếp tục đẩy mạnh việc chuyên môn hóa và chuyển dịch lên các nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị, thay vì tiếp tục đối với hoạt động gia công, lắp ráp như hiện tại; chuyển dịch sang các ngành công nghiệp công nghệ cao hơn”.

 

Nói cách khác là cần phải tái cơ cấu công nghiệp. Bà Nguyễn Thị Tuệ Anh – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, cho rằng để tăng giá trị gia tăng trong nước, tăng năng suất lao động và các ngành có lợi thế cạnh tranh, Việt Nam cần hỗ trợ phát triển lĩnh vực kinh tế tư nhân. Đặc biệt, theo bà Tuệ Anh, chỉ nên tập trung phát triển CNHT cho một số ngành, lĩnh vực cụ thể, không nên đầu tư dàn trải.

 

Kết quả hình ảnh cho Sản xuất công nghiệp: Chỉ gia công làm sao thành “nghiệp”!

 

“Việt Nam gành có quy mô kinh tế lớn như công nghiệp điện tử vì dung lượng thị trường khá lớn. Hơn nữa, các điều kiện để phát triển cũng gần như đầy đủ và chỉ thiếu một chút, đó là năng lực của DN trong nước”, bà Tuệ Anh đề xuất.


Song để làm được điều này, Nhà nước cần hỗ trợ DN trong nước, giúp họ có thể nâng cao năng lực của mình, cách tốt nhất là đào tạo hoặc xây dựng các tiêu chuẩn giúp DN đáp ứng được những yêu cầu phía đối tác đưa ra.

 

Ông Lê Tiến Trường – Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam, cho rằng điểm nghẽn trong phát triển công nghiệp hiện nay là thiếu hụt nguồn nguyên – phụ liệu, kéo theo tỷ lệ nội địa hóa thấp.

 

“Đúng là Việt Nam nên tập trung đầu tư sản xuất nguyên liệu. Nhưng chúng ta cũng cần đặt lại câu hỏi liệu khi vùng sản xuất có rồi, nó có giúp giá trị gia tăng cao lên không, có đáp ứng được cả chuỗi sản phẩm để cung ứng không, trong khi phía Trung Quốc rất mạnh cả về giao hàng, giá cả và chất lượng”.

CÔNG TY TNHH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHANG HƯNG
CÔNG TY TNHH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHANG HƯNG
CÔNG TY TNHH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHANG HƯNG
CÔNG TY TNHH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHANG HƯNG
CÔNG TY TNHH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHANG HƯNG
CÔNG TY TNHH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHANG HƯNG
CÔNG TY TNHH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHANG HƯNG
CÔNG TY TNHH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHANG HƯNG
CÔNG TY TNHH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHANG HƯNG
Gọi điện SMS Chỉ Đường