Quy trình mạ kẽm nhúng nóng đạt chuẩn trong gia công cơ khí

Quy trình mạ kẽm nhúng nóng đạt chuẩn trong gia công cơ khí

Quy trình mạ kẽm nhúng nóng đạt chuẩn trong gia công cơ khí

Quy trình mạ kẽm nhúng nóng đạt chuẩn trong gia công cơ khí

Quy trình mạ kẽm nhúng nóng đạt chuẩn trong gia công cơ khí
Quy trình mạ kẽm nhúng nóng đạt chuẩn trong gia công cơ khí
Quy trình mạ kẽm nhúng nóng đạt chuẩn trong gia công cơ khí

 

      Không quá khó để có thể thực hiện mạ kẽm nhúng nóng, tuy nhiên để lớp kẽm có tính bền bỉ và khó bong tróc hơn thì cần phải thực hiện đúng quy trình và tuân thủ một số quy định khi xử lý chúng. Dưới đây là quy trình đạt chuẩn trong gia công mạ kẽm cơ khí.

 

Bước 1: Xử lý bề mặt vật dụng kim loại cần mạ kẽm


      Đây là bước làm sạch bề mặt kim loại trước khi đưa vào mạ kẽm, các vật liệu sắt thép khi mới nhập về bề mặt của chúng thường bám đầu những bụi bẩn và bột sắt vụn, bên cạnh đó còn có một lớp dầu mỡ, đây chính là những nguyên nhân gây cho lớp kẽm rất dễ bong tróc dù chỉ va chạm nhẹ.


      Chính vì vậy để làm tăng khả năng bám dính và gia tăng tính bền bỉ cho vật thể, chúng sẽ được thực hiện bằng một số cách cơ bản sau: Sử dụng máy phun cát nhám có áp suất lớn, khử bẩn dưới súng phun nước siêu áp, nhúng vào hóa chất để tẩy rửa hoặc có thể được vệ sinh bằng hình thức thủ công.


Bước 2: Nhúng trợ dung khử oxit


      Oxit là một hợp chất hóa học, là một thành phần đã được hình thành trên bề mặt kim loại từ trước đó. Nếu không có giải pháp loại bỏ, về lâu dài bề mặt kim loại sẽ bị mục nát và tan rã do bị oxi hóa. Bên cạnh nếu thiếu bước khử oxit bằng nhúng trợ dung thì dù vật thể kim loại đã được mạ kẽm tuy nhiên chúng vẫn bị ăn mòn âm i bên trong nó, khi đạt đến mức độ oxi hóa mạnh, lớp kẽm mạ sẽ bắt đầu bong tróc.

 

      Hiện nay để gây ức chế tính ăn mòn kim loại của chất hóa học này có rất nhiều cách, tuy nhiên mang tính hiệu quả nhất và được ứng dụng nhiều nhất hiện nay là khử kim loại cần mạ kẽm qua dung dịch Axit Sunfuric loãng, khi đó lớp mạ kẽm sẽ bám chắc vào vật thể và tạo ra lớp bảo vệ chắc chắn và lâu bền qua năm tháng.

 


Bước 3: Sấy khô lần 1


      Sau khi thực xong bước 2, sản phẩm sẽ được hong khô lần 1 (nó có thể hong khô ngoài trời hoặc trong phòng sấy khô chuyên dụng để sẵn sàng cho khâu mạ kẽm).


Bước 4: Nhúng kim loại vào hồ kẽm nóng chảy


      Kim loại kẽm đã được nấu chảy dưới một nhiệt độ khá cao so với nhiệt độ nấu nước thông thường là 420 độ C. Sản phẩm kim loại của bạn sẽ được bao phủ ngay lập tức sau khi nhúng xuống hồ kẽm, chúng sẽ được bao bọc cả mặt trong lẫn mặt ngoài (nếu vật liệu là các loại sắt thép dạng hộp, ống). Bước nhúng này có thể được lặp đi lặp lại liên tục từ 2 – 5 lần và hơn thế nữa, nếu bạn mong muốn mức độ dày hơn của lớp kẽm.

 


Bước 5: Sấy khô lần 2


      Sau khi nhúng xong, bề mặt sản phẩm giờ đây có nhiệt độ rất nóng và lớp kẽm chưa hoàn toàn bám chặt vào bề mặt kim loại, chính vì vậy chúng cần thời gian khoảng từ 2-5 tiếng để làm khô và chắc chắn đã tạo nên một mối liên kết bền vững giữa 2 kim loại kẽm và sắt.


Bước 6: Kiểm tra lại thành phẩm


      Cuối cùng bạn chỉ cần rà soát và kiểm tra thật kỹ lại bề mặt của sản phẩm đã đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng như độ đồng đều, độ bóng, và độ dày hay chưa. Để từ đó giúp bạn có quyết định tiếp theo là nhập kho thành phẩm hoặc tiến hành mạ kẽm lại.

 

CÔNG TY TNHH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHANG HƯNG
CÔNG TY TNHH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHANG HƯNG
CÔNG TY TNHH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHANG HƯNG
CÔNG TY TNHH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHANG HƯNG
CÔNG TY TNHH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHANG HƯNG
CÔNG TY TNHH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHANG HƯNG
CÔNG TY TNHH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHANG HƯNG
CÔNG TY TNHH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHANG HƯNG
CÔNG TY TNHH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHANG HƯNG
Gọi điện SMS Chỉ Đường